Nếu bạn đang kinh doanh online, chắc hẳn bạn cũng sử dụng các nền tảng trực tuyến Facebook, Shopee để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Bạn đã biết cách tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo trên Shopee cần lưu ý gì chưa? Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn sẽ hướng dẫn cách chạy quảng cáo Shopee thu hút khách hàng tiềm năng.
Nội dung chính [hide]
1. Vai trò của quảng cáo Shopee trong việc thu hút khách hàng tiềm năng
2. Tổng hợp 3 hình thức chạy Quảng cáo Shopee
3. Hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo Shopee hiệu quả nhất
4. Lưu ý khi chạy quảng cáo Shopee cho người mới bắt đầu
5. Chia sẻ một số mẹo chạy quảng cáo Shopee hiệu quả, tăng doanh thu
1. Vai trò của quảng cáo Shopee trong việc thu hút khách hàng tiềm năng
Ngày nay, hàng trăm triệu người dùng trên khắp Đông Nam Á đang sử dụng sàn thương mại điện tử Shopee để mua sắm, buôn bán. Thị trường này là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất khi tận dụng nền tảng hàng đầu để quảng bá sản phẩm, bán hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng mà không qua phân phối.
Vai trò của quảng cáo Shopee trong việc thu hút khách hàng tiềm năng
Đầu tiên, bạn cần tạo tài khoản trên Shopee để triển khai các hoạt động quảng cáo. Sau khi đăng ký thành công, chúng ta có quyền truy cập vào Shopee Ads - công cụ quảng cáo của nền tảng.
Quảng cáo trên Shopee sẽ đẩy thông tin nhanh chóng và tăng hiệu quả bán hàng nhờ vào các đợt sale của tháng. Đầu tiên, gian hàng của bạn sẽ được ưu tiên hiển thị trên cùng một trang tìm kiếm, khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ tăng cao. Khi lượt truy cập, lượt xem sản phẩm càng nhiều, khả năng chuyển đổi đơn hàng cũng sẽ cao hơn. Đặc biệt, khách hàng thường có thói quen đọc đánh giá sản phẩm trước khi quyết định mua. Sản phẩm chất lượng, công dụng tốt sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Quảng cáo trên Shopee sẽ hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng thương hiệu trên nền tảng trực tuyến. Đây là công cụ mà các doanh nghiệp cần tận dụng vào kế hoạch chiến lược marketing của mình.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm affiliate Shopee hiệu quả, thu nhập đều tay
2. Tổng hợp 4 hình thức chạy Quảng cáo Shopee
Quảng Cáo Tìm Kiếm Sản Phẩm
Quảng cáo Tìm kiếm Sản phẩm là tính năng khá phổ biến trong chiến lược tiếp thị trực tuyến của các nhà bán hàng. Thông qua việc đấu thầu các từ khóa chính, từ khóa phụ liên quan đến sản phẩm của bạn, chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị ở các vị trí nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm khi khách hàng gõ các từ khóa đó.
Quảng Cáo Tìm Kiếm Sản Phẩm
Hiệu quả của quảng cáo tìm kiếm từ khóa:
- Tiếp cận khách hàng có nhu cầu: Khách hàng sẽ tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm. Những khách hàng này thường đang quan tâm và có nhu cầu mua hàng. Khi chạy quảng cáo tìm kiếm sẽ tăng cơ hội chuyển đổi thành khách hàng.
- Tăng độ hiển thị và nhận diện thương hiệu: Với vị trí nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm, quảng cáo thu hút các khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm liên quan, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm gian hàng.
- Đo lường hiệu quả và tối ưu chiến dịch: Bạn có thể theo dõi số lượt nhấp chuột, lượt hiển thị sản phẩm, CTR, lượt chuyển đổi, chi phí và theo dõi từ khóa nào hiệu quả nhất.
Quảng Cáo Tìm Kiếm sẽ có hiệu quả cho các cửa hàng:
- Shopee Mall
- Shop Yêu Thích và Shop Yêu Thích+
- Shop đang có lượt đánh giá tốt và doanh thu cao do Shopee lựa chọn
Đầu tư ngân sách vào Quảng Cáo Tìm Kiếm sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp. Nhà bán hàng nên lập kế hoạch và đấu thầu các từ khóa quan trọng, theo dõi từ khóa chất lượng để thu hút khách hàng tiềm năng.
Quảng cáo Tìm Kiếm Sản Phẩm trên Shopee là công cụ marketing giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, nhà bán hàng cần có chiến lược phù hợp khi chạy quảng cáo Shopee Tìm Kiếm Sản Phẩm:
- Tối ưu nội dung, hình ảnh sản phẩm trước khi chạy quảng cáo
- Chú trọng vào việc cải thiện chất lượng hình ảnh, chương trình giá cả cạnh tranh và số lượng đánh giá sản phẩm tích cực từ khách hàng.
- Đảm bảo sản phẩm đã có lượng bán khá ổn (khoảng 15-20 đơn hàng trở lên).
- Nghiên cứu thị trường và các sản phẩm cạnh tranh
- Tìm hiểu về thị trường, giá cả và xu hướng của sản phẩm.
- Lên kế hoạch từ khóa quảng cáo cho sản phẩm đang được thị trường quan tâm.
- Ưu tiên chạy quảng cáo cho những sản phẩm có nhu cầu cao và phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu.
- Sử dụng sản phẩm "chim mồi" để thu hút lượt traffic click sản phẩm, xem gian hàng.
Quảng cáo Tìm Kiếm Shop
Quảng cáo Tìm Kiếm Shop là tính năng quảng cáo giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Quảng Cáo Tìm Kiếm Shop trên Shopee
Khi doanh nghiệp chạy quảng cáo Tìm Kiếm Shop, tên cửa hàng, logo, hình ảnh và slogan quảng cáo của cửa hàng sẽ được hiển thị nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm của Shopee. Khi khách hàng tìm kiếm, họ sẽ dễ bị thu hút bởi banner, hình ảnh gian hàng, sản phẩm của bạn.
Quảng cáo Tìm Kiếm Shop mang lại nhiều lợi ích:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu, thông tin cửa hàng ở vị trí nổi bật, giúp khách hàng dễ dàng nhớ thương hiệu của bạn.
- Tăng lưu lượng truy cập: Thu hút nhiều lượt truy cập vào cửa hàng của bạn, từ đó tăng cơ hội tiếp cận và chuyển đổi khách hàng.
- Cải thiện thứ hạng tìm kiếm: Khi chạy quảng cáo Tìm Kiếm Shop, cửa hàng sẽ được ưu tiên hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm và tăng độ phủ sóng.
- Tối ưu chiến lược marketing: Dữ liệu và phân tích từ quảng cáo Tìm Kiếm Shop sẽ là căn cứ để nhà bán hàng hiểu rõ hơn về hành vi tìm kiếm và nhu cầu của khách hàng theo giai đoạn.
- Với những lợi ích thiết thực trên, quảng cáo Tìm Kiếm Shop là một công cụ marketing phù hợp với những nhà bán hàng muốn khai thác và tối ưu hóa trong chiến dịch quảng bá trên Shopee.
Đọc thêm: Quy trình 8 bước bán hàng trên Shopee chuẩn chỉnh nhất 2024
Quảng cáo Khám phá
Khi doanh nghiệp sử dụng quảng cáo Khám Phá, sản phẩm của gian hàng sẽ được hiển thị ở các vị trí nổi bật trên trang Shopee:
- Mục "Sản Phẩm Tương Tự" hoặc "Có Thể Bạn Cũng Thích" ở trang chi tiết sản phẩm. Đây là các vị trí rất giá trị tiếp cận những người đang quan tâm đến sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm bổ sung.
- Mục "Gợi Ý Hôm Nay" trên trang chủ Shopee cũng là vị trí quảng cáo thu hút người dùng khi họ đang khám phá các sản phẩm được đề xuất trên trang chủ Shopee.
- Bằng cách kết hợp quảng cáo Khám Phá và quảng cáo Tìm Kiếm Sản Phẩm, nhà bán hàng có thể tối ưu hiệu quả quảng cáo và tăng phạm vi phủ sóng của sản phẩm gian hàng trên Shopee. Mức độ hiển thị ở nhiều vị trí, lượt tìm kiếm cao thì sẽ thu hút sự tương tác của người mua hiệu quả hơn.
Quảng cáo Khám phá Shopee
Tuy nhiên, khi sử dụng quảng cáo Khám Phá, nhà bán hàng nên chú ý đến mức giá đấu thầu (bid price) của từ khóa để đảm bảo rằng sản phẩm được hiển thị ở những vị trí có khả năng cạnh tranh, vị trí ưu tiên. Thường xuyên điều chỉnh mức giá thầu, theo dõi chiến dịch phù hợp sẽ tăng lượt click, CTR, tối ưu chi phí chiến dịch quảng cáo.
Quảng cáo Livestream
Tại sao chúng ta nên chọn quảng cáo Livestream trên Shopee?
Quảng bá Livestream của bạn rộng rãi nhiều người biết đến hơn: Tăng số lượt xem tiền năng cho các buổi Livestream khi thêm hiển thị ở những vị trí nổi bật mà người mua có nhiều khả năng nhìn thấy Livestream nhất có thể.
Tăng doanh số bán hàng của shop: Từ việc được tăng số lượt xem, giúp thêm cơ hội tăng doanh số từ các buổi Livestream.
Sắp xếp linh hoạt ở việc lên lịch quảng cáo: Những kế hoạch cho Quảng cáo Livestream được thiết lập dễ dàng, đơn giản để giúp bạn quản lý nội dung livestream và thời gian chạy Quảng cáo tốt hơn.
Quảng cáo Livestream
3. Hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo Shopee hiệu quả nhất
Các bước thiết lập đấu thầu từ khóa tìm kiếm quảng cáo trên Shopee hiệu quả:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản bán hàng Shopee qua đường link https://banhang.shopee.vn. Chọn mục "Quảng cáo Shopee" -> "Thêm mới sản phẩm" để thiết lập quảng cáo.
Bước 2: Tại mục "Đấu thầu từ khóa", bạn có thể xem các sản phẩm đang được quảng cáo, trạng thái của các chiến dịch quảng cáo.
Bước 3: Chọn sản phẩm bạn muốn quảng cáo và nhấn "Xác nhận". Hệ thống sẽ gợi ý các sản phẩm có doanh số cao tỷ lệ chuyển đổi tốt.
Chọn sản phẩm muốn quảng cáo
Bước 4: Thiết lập ngân sách quảng cáo: Bạn có thể chọn "Không giới hạn" nếu muốn quảng cáo luôn được hiển thị trên sàn. Chọn "Ngân sách hàng ngày" (tối thiểu 5.000 VNĐ) hoặc "Tổng ngân sách" (tối thiểu 50.000 VNĐ) nếu muốn giới hạn chi phí của cả chiến dịch.
Thiết lập đấu thầu tự động
Bước 5: Thiết lập thời gian áp dụng cho chiến dịch. Khoảng thời gian quảng cáo được hiển thị, khi hết thời gian quảng cáo sẽ tạm dừng.
Bước 6: Sàn Shopee quản lý từ khóa đấu thầu nếu bạn chọn chiến dịch "Quảng cáo tự động", Shopee sẽ tối ưu từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn. Nếu bạn tạo đấu thầu từ khóa trên ứng dụng, chức năng này sẽ được bật. Truy cập Kênh Người Bán trên web để tắt và thực hiện thêm từ khóa thủ công.
Bước 7: Thêm từ khóa chính, từ khóa phụ mà người dùng thường tìm có liên quan đến sản phẩm của bạn. Xóa những từ khóa không hiệu quả và thêm mới từ khóa khác. Hệ thống chỉ cho phép thiết lập tối đa 200 từ khóa, nhưng người bán chỉ nên sử dụng 150 từ khóa.
Bước 8: Đặt và điều chỉnh giá thầu
Điều chỉnh giá thầu Shopee
Giá thầu là mức giá tối đa nhà bán hàng sẵn sàng trả cho mỗi click vào sản phẩm trong chiến dịch quảng cáo. Giá thầu càng cao, mức độ quảng cáo càng hiển thị cao. Chi phí thấp nhất bắt đầu từ 400-480 đồng và tăng dần theo điểm chất lượng.
Bước 9: Chỉnh sửa và đăng ký đấu thầu từ khóa. Xóa từ khóa không hiệu quả, thêm từ khóa mới chất lượng.
Thiết lập quảng cáo khám phá
Các bước thiết lập quảng cáo khám phá trên Shopee:
Bước 1: Đăng nhập vào Kênh Người Bán: banhang.shopee.vn và chọn Quảng cáo Shopee -> Chọn "Tạo chiến dịch mới"
Bước 2: Chọn những sản phẩm bạn muốn chạy quảng cáo -> Xác nhận lựa chọn sản phẩm
Bước 3: Thiết lập Giá thầu tối đa bạn sẵn sàng trả cho mỗi lượt người dùng click vào quảng cáo. Giá thầu mặc định là giá do hệ thống gợi ý. Bạn có thể điều chỉnh mức giá thầu phù hợp, tăng sức cạnh tranh hơn tùy vào ngân sách.
Bước 4: Chi phí cho mỗi click bắt đầu từ 200 đồng và sẽ tăng dần dựa trên nhu cầu thị trường.
Thiết lập quảng cáo khám phá
Bước 5: Thiết lập Ngân sách: Khi ngân sách đạt giới hạn, quảng cáo sẽ tạm dừng. Bạn có thể chọn Không giới hạn, cài đặt ngân sách hàng ngày hoặc Tổng ngân sách cho cả chiến dịch.
Bước 6: Thiết lập Thời gian áp dụng quảng cáo hiển thị. Khi đến ngày kết thúc, sàn Shopee sẽ tạm dừng quảng cáo. Tuy nhiên, bạn có thể chọn không giới hạn thời gian và khi hết ngân sách thì Shopee mới tự động dừng quảng cáo.
Bước 7: Xác nhận thiết lập, đặt Mức Premium và bật Trạng thái quảng cáo
Bước 8: Chọn vị trí hiển thị Quảng cáo.
Thiết lập vị trí hiển thị quảng cáo
Mức Premium sẽ cho người bán hàng tăng giá thầu của từng vị trí quảng cáo
Nếu giá thầu được tăng bởi mức Premium sẽ được ưu tiên đạt lượng truy cập cao hơn
Mức giá thầu cuối cùng là chi phí người bán sẽ trả tối đa cho mỗi lượt click
Tham khảo: Cách tìm sản phẩm bán chạy trên Shopee cực chính xác
4. Lưu ý khi chạy quảng cáo Shopee cho người mới bắt đầu
Để áp dụng các chiến dịch quảng cáo trên Shopee hiệu quả, nhà bán hàng cần lưu ý các vấn đề cơ bản như:
Trường hợp chiến dịch quảng cáo Shopee bị tạm ngưng?
Có những trường hợp sau có thể khiến chiến dịch quảng cáo Shopee của bạn bị tạm ngừng:
Hết số lượng sản phẩm trong kho của Shopee, Sàn sẽ tự động tạm dừng quảng cáo.
Hết ngân sách quảng cáo đã cài đặt cho chiến dịch, Shopee sẽ tự động tạm dừng chiến dịch của bạn.
Hết thời gian quảng cáo: Nếu thời gian quảng cáo đã kết thúc, Sàn sẽ tự động dừng chiến dịch cho đến khi bạn cài đặt lại thời gian mới.
Thay đổi thông tin sản phẩm liên tục: Nếu bạn thường xuyên thay đổi hình ảnh, mô tả, tên sản phẩm, giá cả,... Shopee có thể xét duyệt lại sản phẩm và tạm dừng quảng cáo.
Lưu ý khi chạy quảng cáo Shopee cho người mới bắt đầu
Chống click tặc
Sàn Shopee đã có những biện pháp phòng tránh tình trạng click tặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo của người bán.
Cụ thể, sàn sẽ tính tiền click theo người, không tính theo số lần click. Shopee chỉ tính tiền cho 1 click từ 1 người trong thời gian 30 phút. Trong 30 phút đó, dù người dùng click vào quảng cáo bao nhiêu lần, Shopee sẽ chỉ trừ chi phí cho 1 lần click. Người dùng không lạm dụng click nhiều lần để tăng chi phí quảng cáo.
Ngoài ra, Shopee chỉ ghi nhận tối đa 5 click quảng cáo từ 1 người trong 1 ngày. Sau khi người dùng click 5 lượt, các click tiếp theo trong ngày sẽ không được tính tiền. Đây là biện pháp ngăn chặn các hành vi click tặc quy mô lớn để làm tăng chi phí quảng cáo.
Lưu ý khi chọn từ khóa cho chiến dịch quảng cáo trên Shopee?
Nhà bán hàng nên chọn từ khóa phù hợp với sản phẩm và hành vi khách hàng sẽ tìm kiếm:
- Sử dụng từ khóa mở rộng và từ khóa chính xác về tên sản phẩm, công dụng, chức năng, hiệu quả,...
- Theo dõi từ khóa mỗi ngày vì không phải từ khóa nào cũng chất lượng cao và có tỷ lệ tìm kiếm nhiều.
- Chọn những từ khóa phù hợp và sát nhất với nhu cầu của thị trường, khách hàng.
- Thay đổi từ khóa phụ theo ngân sách quảng cáo. Ví dụ gian hàng có ngân sách lớn: Chọn từ khóa phổ biến, cạnh tranh, điểm chất lượng 10, lượng tìm kiếm cao. Gian hàng có ngân sách nhỏ: Chọn từ khóa ngách, điểm chất lượng 8 hoặc 9,từ khóa dài, có lượng tìm kiếm thấp.
- Ngoài chạy quảng cáo, nhà bán hàng nên tham khảo công cụ tăng trưởng bán hàng Shopee: Đăng sản phẩm đồng loạt, quản lý kho và tài chính, phản hồi tự động giúp tối ưu chi phí, tăng năng suất và doanh thu lên đến 3 lần.
Xem thêm: Bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu? Cách kiểm tra phí ra sao?
5. Chia sẻ một số mẹo chạy quảng cáo Shopee hiệu quả, tăng doanh thu
Để tăng hiệu suất chiến dịch quảng cáo, nhà bán hàng nên lưu ý cách chọn từ khóa chính, từ khóa phụ chất lượng. Phân tích sản phẩm, công dụng, hiệu quả sản phẩm và hành vi tìm kiếm của người dùng. Bạn nên kết hợp từ khóa mở rộng và từ khóa chính xác để tăng lượt hiển thị, click. Điều chính các từ khóa phù hợp nếu không có lượt tìm kiếm cao.
Thứ hai, chúng phải cần tối ưu nội dung quảng cáo trước khi chạy chiến dịch: Tiêu đề sản phẩm hấp dẫn, mô tả chuẩn SEO, đầy đủ giới thiệu, thành phần, công dụng, cách sử dụng, lưu ý,... Sản phẩm sử dụng hình ảnh, video chất lượng cao, thiết kế thu hút để kích thích người dùng click vào.
Một số mẹo chạy quảng cáo Shopee hiệu quả
Thứ ba, người quản lý chiến dịch sẽ đánh giá hiệu quả của các từ khóa, quảng cáo để điều chỉnh phù hợp cho các chiến dịch sau. Tăng ngân sách cho các từ khóa, điều chỉnh hoặc ngừng các quảng cáo không mang lại kết quả.
Theo dõi và phân tích các chỉ số như CTR, CPC, CVR để hiểu hành vi của khách hàng trong giai đoạn chạy chiến dịch. Liên tục cải thiện chiến lược dựa trên phân tích dữ liệu.
Cuối cùng, không kém phần quan trọng, bạn nên kết hợp các công cụ hỗ trợ tăng trưởng bán hàng Shopee. Tối ưu quy trình vận hành, quản lý kho, tài chính và tăng cường tương tác, chăm sóc khách hàng trước mua hàng, trong quá trình mua và sau mua hàng.
Nhanh.vn đã chia sẻ và hướng dẫn cách chạy quảng cáo Shopee thu hút khách hàng tiềm năng chi tiết. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng phù hợp với cửa hàng của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc!