Một trong những mô hình kinh doanh đang được “hồi sinh” thời gian gần đây đó là tiệm trà chanh. Cũng giống kinh doanh đồ uống, thực phẩm ăn nhanh khác, trà chanh cũng là một mặt hàng siêu lợi nhuận mà người ta vẫn thường truyền tai nhau rằng “một vốn bốn lời”. Nhưng làm thế nào để kinh doanh bền vững mới là bài toán cần giải quyết. Bài viết sau đây Nhanh.vn sẽ gợi ý bạn những kinh nghiệm không thể bỏ thể để tiệm trà chanh của bạn vừa thu hút đông đảo khách hàng, vừa tạo nên tên tuổi lâu dài.
Nội dung chính [hide]
1. Kinh doanh quán trà chanh có lời không?
Quán trà chanh là một hình thức kinh doanh nước giải khát ra đời khá lâu, nhưng sau khi nhiều loại đồ uống mới xuất hiện như trà sữa, nước ép trái cây, sinh tố,... thì quán trà chanh vỉa hè dường như bị lép vế. Nhưng trong thời gian gần đây, các quán trà chanh đã dần trở lại với sự đầu tư trau chuốt hơn, bắt kịp xu hướng của giới trẻ. Vẫn giữ hình thức nguyên sơ, bình dân đúng như tên gọi của thức uống này, vẫn những hàng ghế nhựa quay quanh chiếc bàn để dễ trò chuyện, chém gió nhưng không gian đã được thiết kế độc đáo hơn theo chủ đề, đồ uống được “nâng cấp” với những hương vị mới mẻ và thu hút. Người trẻ thích đến tiệm trà chanh bởi không gian thoải mái, không quá dân dã như quán vỉa hè, cũng không quá tốn kém, sang trọng như quán cafe, trà sữa. Chính vì sự đổi mới này đã thúc đẩy nhiều người muốn kinh doanh mô hình quán trà chanh đường phố này, do đó những tiệm trà chanh ngày càng xuất hiện nhiều không chỉ ở những thành phố trung tâm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn xuất hiện ở tỉnh thành khác.
Kinh doanh quán trà chanh có lời không?
Khi đã nắm bắt được đúng tâm lý khách hàng và xu hướng kinh doanh thì chắc chắn việc mở một tiệm trà chanh sẽ thu về mức lợi nhuận rất cao. Bởi những lý do sau:
Thứ nhất, vốn kinh doanh cần bỏ ra không nhiều. Chắc chắn bạn vẫn phải đầu tư khoản tiền chi phí thuê mặt bằng, nguyên liệu chế biến, nhân viên nhưng sẽ không cao như những mặt hàng khác. Không nói đến chi phí mặt bằng và thuê nhân viên vì phụ thuộc vào địa điểm bạn mở ở đâu, và tương đương với mức trung bình thị trường, nhưng còn về nguyên liệu chế biến trà chanh thì cực kỳ rẻ và dễ dàng mua bán.
Thứ hai, giá cả của mặt hàng không hề thấp. Một ly trà chanh nguyên vị cũng tầm 15 nghìn đến 25 nghìn, chưa kể có thêm những bản nâng cấp mới thì giá sẽ cao hơn.
Như vậy không sai khi nói kinh doanh trà chanh là hình thức kinh doanh “một vốn bốn lời”. Đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên, người trẻ tuổi nên rất thoải mái trong dịch vụ. Do đó, nếu bạn đã có ý định mở một quán trà chanh để khởi nghiệp thì đừng ngần ngại gì mà không thử sức mình. Tuy nhiên, trong kinh doanh luôn có sự cạnh tranh, vì vậy, làm sao để người ta mua ở quán bạn một lần, rồi hai lần và sẽ đến nhiều lần tiếp theo, đây mới là điều bạn cần đầu tư thời gian để tìm hiểu. Hãy theo dõi những kinh nghiệm đắt giá mà Nhanh.vn sẽ chia sẻ đến bạn để tăng sự cạnh tranh và giữ chân khách hàng hiệu quả.
Xem thêm:
- Top 5 điều cần biết trước khi mở cửa hàng bán rượu ngâm
- 12 kinh nghiệm kinh doanh nước giải khát không nên bỏ lỡ
2. Các bước cần chuẩn bị khi bắt đầu kinh doanh quán trà chanh
2.1. Xác định mô hình kinh doanh tiệm trà chanh
Công việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mô hình quán trà chanh của bạn. Hiện tại, trên thị trường có 2 loại mô hình: tự mở quán kinh doanh và mua nhượng quyền thương hiệu.
- Với loại thứ nhất, đó là bạn tự mở quán trà chanh với thương hiệu của cá nhân mình.
Ưu điểm
- Bạn có thể tự mình sáng tạo tên quán, menu, hình thức trang trí theo phong cách cá nhân bạn.
- Bạn sẽ không mất một khoản chi phí cho việc mua lại những thứ trên như hình thức nhượng quyền, bởi tất cả đều do bạn tự học hỏi, sáng tạo và áp dụng.
- Và nếu bạn có kinh nghiệm triển khai marketing, phát triển mô hình kinh doanh để tạo được tên tuổi cho thương hiệu bạn tự sáng lập thì, bằng cách thức này bạn có cơ hội phát triển thành chuỗi cửa tiệm, vừa gia tăng lợi nhuận từ tăng doanh thu hoặc từ việc nhượng quyền thương hiệu.
Nhược điểm
- Bạn phải tự làm mọi thứ, đầu tư thời gian, công sức để tìm hiểu và triển khai
- Chắc chắn thời gian đầu bạn sẽ không được nhiều khách hàng biết đến như những cửa hàng mua lại nhượng quyền thương hiệu vì họ đã có sẵn tên tuổi
- Loại thứ hai, đó là hình thức mua lại nhượng quyền thương hiệu.
Ưu điểm
- Bạn được mua từ tên thương hiệu, logo, công thức pha chế, máy móc,... nên gần như bạn chỉ đầu tư một khoản tiền là đã có một quán trà chanh sẵn sàng mở cửa.
- Lấy được lòng tin của khách hàng gần như ngay lập tức vì những thương hiệu đó thường có tên tuổi lâu năm, uy tín cao.
- Nhiều thương hiệu nhượng quyền còn hỗ trợ cả chiến lượng marketing, quảng bá cho quán của ban để tăng độ nhận diện và tăng doanh thu như thương hiệu Trà chanh Chill.
Vì vậy nếu bạn kinh doanh theo mô hình mua lại nhượng quyền thương hiệu thì bạn sẽ có định hướng phát triển quán trà chanh của mình khá rõ ràng và bền vững.
Nhược điểm
- Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt về hình ảnh thương hiệu và công thức pha chế có sẵn của thương hiệu bạn mua, nếu không bạn sẽ bị phạt hoặc thu hồi nhượng quyền nếu vi phạm.
- Mô hình kinh doanh của bạn không thể phát triển thành chuỗi riêng hay có thể bán nhượng quyền như hình thức tự mở thương hiệu.
Mua lại nhượng quyền thương hiệu quán trà chanh
Mỗi hình thức đều có thế mạnh và những hạn chế riêng, bạn nên cân nhắc lựa chọn mô hình phù hợp nhất với định hướng phát triển của riêng bạn.
Xem ngay: Chiến lược kinh doanh quán trà sữa cho người mới bắt đầu
2.2. Chuẩn bị vốn
Bước tiếp theo là bạn cần cân đối vốn để mở quán trà chanh. Để biết được số vốn là bao nhiêu, thì bạn nên tính toán các khoản chi phí sau:
- Chi phí mặt bằng và trang trí cửa hàng
Bạn cần xác định mình muốn mở quán ở thành phố hay tỉnh lẻ? Và dù ở thành phố hay tỉnh lẻ thì chắc chắn địa điểm bạn mở quán trà chanh cũng nên chọn ở mặt đường, do đó chi phí cũng khá cao. Nếu ở thành phố trung tâm như Hà Nội và Hồ Chí Minh thì sẽ dao động từ 10 đến 35 triệu hoặc nhiều hơn nếu bạn yêu cầu một không gian rộng. Còn ở các tỉnh lẻ thì sẽ rẻ hơn khá nhiều, tầm từ 5 đến 15 triệu. Thêm nữa, chủ nhà thường sẽ yêu cầu bạn đóng tiền 3 tháng một, cùng với tiền cọc nên đây cũng là khoản tiền khá lớn bạn cần chuẩn bị.
Ngoài ra, nếu muốn cửa hàng bạn thu hút được nhiều khách hàng thì chắc chắn bạn không thể không đầu tư một khoản vào trang trí cửa hàng, chi phí sẽ khoảng 5 triệu đến 10 triệu, tùy yêu cầu.
- Chi phí máy móc, bàn ghế
Nhìn chung thì để kinh doanh quán trà chanh thì không đòi hỏi nhiều loại máy móc tốn kém, mà bạn chỉ cần đầu tư máy dập nắp hộp, tủ lạnh để cất chứa đồ uống, nguyên liệu và bảo quản đá. Chi phí tầm 5 đến 7 triệu. Nếu bạn mua nhượng quyền thương hiệu thì chi phí máy móc đã được tính gộp vào hợp đồng. Bàn ghế của quán trà chanh cũng rất bình dân, hầu hết là bàn ghế nhựa, nhỏ gọn, giá cả bình dân.
- Chi phí thuê nhân viên (Nếu bạn yêu cầu)
Nếu bạn không thể tự phục vụ, pha chế thì bạn cần thêm chi phí thuê nhân viên. Một quán trà chanh không cần quá nhiều phục vụ, chỉ tầm 2-3 người một ca, mỗi ca 4 tiếng, giá thuê sinh viên trung bình từ 15 nghìn đến 25 nghìn/ giờ. Cứ như vậy bạn sẽ tính được chi phí thuê nhân viên cần chi trả mỗi tháng là bao nhiêu.
- Chi phí mua nguyên liệu
Như đã nói ở trên, chi phí với nguyên liệu làm trà chanh khá rẻ, ngoài trà chanh bạn có thể nhập thêm những đồ ăn bán kèm như hướng dương, bò khô,.. Chi phí này tính theo mỗi đợt bạn nhập hàng.
Nếu bạn muốn đầu tư bài bản từ đầu thì bạn nên thuê người có kinh nghiệm để tìm hiểu xu hướng thị trường, chiến lược marketing sao cho hiệu quả.
Tìm hiểu thêm:
- Mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ bia có cần giấy phép không?
2.3. Chọn địa điểm kinh doanh
Với mô hình kinh doanh quán trà chanh thì việc chọn địa điểm bạn mở quán sẽ quyết định 50% sự thành công sau này của quán. Bởi không ai thích việc phải đi vào những con hẻm nhỏ, vắng vẻ để uống trà chanh chém gió, với cafe thì có thể nhưng với trà chanh thì tuyệt đối không. Chính vì vậy, bạn nên chọn vị trí gần mặt đường, nhiều người qua lại, không gian thoáng mát.
Hơn nữa, những nơi đắc địa nhất cho dịch vụ ăn uống mà bạn nên tính đến đó là gần những trường học, đại học, hay nơi tập trung nhiều dân văn phòng, công sở nếu ở thành thị,...
Bạn nên đọc: Top 5 phần mềm bán hàng trà sữa được ưa chuộng nhất hiện nay
2.4. Lên kế hoạch cho cách thức kinh doanh và dịch vụ khách hàng
Để kinh doanh thành công và lâu dài thì chắc chắn bạn cần phải có một bản kế hoạch càng cụ thể càng tốt. Như vậy bạn mới có định hướng phát triển rõ ràng. Với kinh doanh trà chanh nếu bạn muốn tự thành lập một thương hiệu của riêng mình thì bạn nên đầu tư nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu những cách thức triển khai sao cho hiệu quả và theo sát xu hướng, hoặc độc đáo hơn là tạo ra xu hướng, từ hương vị đến không gian.
Hơn nữa, một điều cần nhấn mạnh trong kinh doanh đó là dịch vụ luôn hỗ trợ đắc lực trong việc giữ chân khách hàng đến với quán của bạn. "Trà đá hay trà chanh vỉa hè thì không cần để tâm đến dịch vụ khách hàng", quan niệm này đã sai ở thời điểm hiện tại. Bởi đặt trong sự cạnh tranh khá gay gắt ở ngành hàng nước uống như hiện nay, nếu dịch vụ của bạn không vượt trội, hoặc không tốt bằng những nơi khác, khách hàng sẵn sàng không quay lại quán bạn lần thứ hai. Chính vì vậy, đây là bước cuối cùng để bạn hoàn thành việc chuẩn bị mở tiệm trà chanh nhưng cũng là bước cần đầu tư chất xám khá nhiều.
3. Kinh nghiệm pha chế trà chanh ngon
Trong ngành thực phẩm hay đồ uống thì có thể nói yếu tố chất lượng, hương vị luôn là yếu tố hàng đầu để quyết định khách hàng có quay lại với quán của bạn hay không. Do vậy, dù có địa điểm mặt tiền thu hút, không gian bắt mắt nhưng nhiều quán vẫn không đông khách bởi chất lượng kém. Vì thế, để kinh doanh trà chanh thành công thì chắc chắn bạn phải biết được kinh nghiệm pha chế một ly trà chanh thơm ngon. mát lịm.
Những nguyên liệu pha chế trà chanh rất đơn giản, hầu như ở đâu cũng giống nhau, bao gồm: chanh, trà, mật ong, và có thêm những kết hợp khác như: thạch nha đam, trân châu,....Tuy nhiên điều tạo nên khác biệt trong hương vị lại nằm ở việc bạn chọn nguyên liệu như thế nào, tỷ lệ pha chế bao nhiêu để tạo vị thanh, mát, vừa miệng nhất. Do đó, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng.
Kinh nghiệm pha chế trà chanh ngon
-Chanh: Bạn nên chọn những quả chanh tươi, vỏ mỏng và mịn, mọng nước, có thể chọn chanh đào vì loại chanh này thơm và có vị thanh hơn chanh xanh. Bạn có thể ngâm sẵn một hũ chanh đường để nếu vào những khoảng thời gian trái mùa vẫn có chanh thơm, giữ trọn vị nhất.
-Trà: Loại trà hợp nhất để pha với chanh đó là trà đen, bạn nên nhập ở những nơi uy tín, chất lượng, trà đen thượng hạng thì khá đắt nhưng bạn có thể nhập loại trung, giá cả hợp lý và quan trọng vị trà phải thơm, rõ khi pha chế.
Đó là hai nguyên liệu quan trọng nhất, ngoài ra bạn có thể có những biến tấu mới mẻ như thêm hương sả, cam hoặc những topping để đa dạng hương vị cho ly trà chanh. Và điểm cần lưu ý đó là hãy luôn giữ gìn và đảm bảo an toàn vệ sinh, từ việc làm sạch cốc uống đến làm sạch những nguyên liệu trước khi pha chế. Bảo vệ khách hàng chính là bảo vệ công việc kinh doanh của bạn.
4. Cách chọn địa điểm và trang trí cửa hàng
Như đã phân tích ở trên, địa điểm mở quán đóng vai trò rất quan trọng để thu hút khách hàng. Khi chọn vị trí quán cần lưu ý sau:
- Vị trí đông đúc người qua lại, tập trung nhiều khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi
- Không gian thoáng mát, sạch sẽ, có view đẹp là một lợi thế
Cách chọn địa điểm mở quán trà chanh
Một bước không thể thiếu để làm quán trà chanh của bạn “nâng cấp’ hơn đó là khâu thiết kế, trang trí không gian quán. Ở khâu này, Nhanh.vn gợi ý bạn một số mẹo nhỏ sau:
- Thiết kế không gian quán theo một chủ đề thống nhất. Một số phong cách đang được ưa chuộng hiện nay như là không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên; thiết kế đường phố, bụi bặm, trẻ trung; phong cách vintage hoài cổ,...
- Hệ thống đèn trang trí, màu sơn tường chọn theo tông màu chủ đề. Những quán với phong cách thiên nhiên, ngoài trời thịt chọn tông sáng, tạo cảm giác thư thái, làm không gian có vẻ rộng và mát hơn. Nhiều quán lại chọn tông màu đèn ấm, tối, tạo không gian gần gũi, thân mật để mọi người đến quán như được xích gần nhau.
Những lưu ý nhỏ nhưng rất tinh tế này sẽ là điểm cộng lớn để khách hàng yêu thích và ghé quán bạn thường xuyên hơn.
5. Kinh nghiệm bán hàng
- Đảm bảo đúng quy tắc trong mô hình kinh doanh đồ uống đường phố - tập trung vào sản phẩm thế mạnh. Chắc chắn trong menu của quán trà chanh sẽ có nhiều loại đồ uống khác để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, bạn phải làm bật lên sản phẩm thế mạnh của quán, đó là trà chanh, tức đây phải là đồ uống ngon nhất, đặc trưng nhất khi nhắc về quán bạn.
- Kết hợp giữa trà chanh và bóng đá (không phải trong thời dịch bệnh). Một ý tưởng kinh doanh không tồi trong mỗi mùa bóng. Nếu bia hơi và bóng đá đã là hình ảnh quen thuộc, thì nay trà chanh - bóng đá lại tiếp nối. Khi đó vừa đáp ứng nhu cầu tụ tập của mọi người, vừa cho bạn cơ hội bán nhiều đồ hơn vì khách ngồi khá lâu.
- Chú trọng vào marketing. Tiếp thị tốt thì doanh thu mới cao. Nếu muốn tiếp cận nhiều khách hàng hơn thì bạn cần có một fanpage riêng, update những hình ảnh của quán và để khách hàng chia sẻ thông tin, sự kiện. Thời gian đầu bạn nên tập trung vào quảng bá hình ảnh quán bằng những sự kiện như chia sẻ khoảnh khắc tại quán để nhận đồ uống miễn phí hoặc giảm giá, những mini game hấp dẫn,...
Trên đây là một số những kinh nghiệm rất quan trọng được đúc rút từ những người đã có kinh nghiệm mở quán trà chanh. Muốn thành công lâu dài trong bất cứ nghề gì cũng cần bạn phải thực sự đầu tư tìm tòi, học hỏi và áp dụng vào thực tế. Hi vọng bài viết này Nhanh.vn có thể cung cấp những kinh nghiệm hữu ích cho bạn.
Chúc bạn thành công!
Bài viết nên đọc
- Kinh nghiệm mở quán trà chanh không sợ lỗ vốn
- Muốn quán Trà sữa đông khách, nhất định phải nhớ 7 điều này